Nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm theo khuyến cáo của Bác sĩ rất cần thiết, nhằm ngăn ngừa kịp thời các biến chứng răng khôn. Tuy nhiên, nếu chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau nhổ răng không tốt có thể gây ra sưng mặt, đau họng, sốt nhẹ...Vậy khi nhổ răng khôn cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Vinsmile tham khảo những kinh nghiệm nhổ răng khôn mà bạn nên biết trong bài viết dưới đây nhé.
Đối tượng nên và không nên nhổ răng khôn
Răng khôn hay còn gọi răng số 8 là răng mọc ở vị trí cuối cùng mỗi góc hàm, thông thường, mỗi người sẽ có từ 1 đến 4 chiếc răng số 8 mọc ở 4 góc hàm. Răng khôn xuất hiện vào độ tuổi người trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi, lúc này, cấu trúc xương hàm đã hoàn thiện, bởi vậy, khi mọc thì răng khôn thường có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm. Mặt khác, cũng có một số ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường tuy nhiên vẫn gây ra các triệu chứng khó chịu, đau nhức.
Đây cũng là lý do mà hầu hết trường hợp răng khôn đều được bác sĩ chỉ định nhổ. Tuy nhiên bên cạnh đó, ở một số trường hợp dưới đây thì bác sĩ không khuyến khích nhổ răng khôn bởi có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe:
Phụ nữ đang mang thai
Nhổ răng khôn lúc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không được phép sử dụng thuốc giảm đau hay kháng sinh nên việc hồi phục sau nhổ răng khôn là rất khó khăn.
Xem thêm: [Tư vấn] Đang mang bầu có nhổ răng khôn được không?
Lợi viêm nhiễm
Với những bệnh nhân đang gặp vấn đề lợi bị viêm nhiễm từ trước cũng không nên nhổ răng khôn để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Răng khôn có liên quan đến cấu trúc giải phẫu như: Xoang hàm, dây thần kinh…
Ở trường hợp răng khôn có liên quan đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng như: Xoang hàm, dây thần kinh… thì cũng không nên nhổ bỏ để tránh biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các trường hợp khác
Với những trường hợp như: Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân mắc bệnh ung thư bạch cầu hay gặp vấn đề về tim mạch, tiểu đường… không nên nhổ răng khôn bởi sau phẫu thuật có thể dẫn tới một số ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.
Kinh nghiệm trước khi nhổ răng khôn
Để có thể phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trước và sau khi nhổ răng, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:
Chọn cơ sở nha khoa uy tín
Tiểu phẫu nhổ răng khôn khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là răng mọc lệch, mọc ngầm. Nếu Bác sĩ không tìm hiểu kỹ tình trạng răng hoặc nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng. Do đó, bạn nên lựa chọn khám và nhổ răng tại những cơ sở nha khoa uy tín hoặc các bệnh viện lớn. Đội ngũ Bác sĩ có kiến thức chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn và hiệu quả.
Sắp xếp thời gian
Thời gian thăm khám và nhổ răng là khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Bạn sẽ được hẹn gặp lần đầu để khám răng, chụp X-quang răng, xét nghiệm máu và điều trị các tổn thương tại vị trí răng khôn (nếu có). Khi sức khoẻ của cơ thể và răng miệng tốt nhất, Bác sĩ mới tiến hành nhổ răng vào lần hẹn tiếp theo.
Thời gian tiểu phẫu thường kéo dài từ 15 – 30 phút hoặc vài tiếng. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, vùng nướu, má có thể sưng nhức, khó chịu. Do vậy, cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau khi mổ. Cụ thể, bạn sẽ cần nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 ngày nếu nhổ một răng khôn, 4 – 5 ngày nếu nhổ hai răng.
Ăn no trước khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng, bạn cần ăn thật no để giúp cơ thể không bị tụt huyết áp đột ngột khi tiểu phẫu, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chuẩn bị tâm lý
Nhổ răng khôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là người có nỗi sợ nha khoa từ nhỏ. Nhưng thực tế, nhổ răng khôn không gây nhiều đau đớn nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng cùng trang thiết bị nha khoa hiện đại. Sau khi hết thuốc tê, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê nhức ở vị trí nhổ răng. Tuy nhiên, cơn đau này sẽ chấm dứt nhanh chóng nếu vết mổ được chăm sóc kỹ lưỡng và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Xem thêm:
Đau răng khôn phải làm như thế nào? 7 Cách giảm đau hiệu quả
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn.
Sau khi nhổ răng khôn, hãy làm theo hướng dẫn của nha sĩ như sau:
Cầm máu tại chỗ
Máu có thể bị rỉ ra trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn. Cố gắng tránh khạc nhổ quá nhiều, thay gạc trên vị trí nhổ răng theo chỉ dẫn của nha sĩ 30 phút một lần
Uống thuốc giảm đau
Bạn có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc uống theo toa của nha sĩ. Nên uống thuốc giảm đau thuốc khi thuốc tê hết tác dụng khoảng 3 tiếng sau khi nhổ răng khôn. Chườm đá 10 phút một lần giảm đau và sưng.
Giảm sưng và bầm tím
Sử dụng túi nước đá theo chỉ dẫn của nha sĩ áp ngoài má 10 phút một lần. Sưng má thường sẽ giảm sau hai hoặc ba ngày. Các vết bầm tím có thể mất thêm một vài ngày mới giảm.
Hoạt động và làm việc
Sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn, hãy nghỉ ngơi trong ngày hôm đó. Sau đó, bạn có thể sinh hoạt lại bình thường vào ngày hôm sau, nhưng tránh hoạt động nặng có thể dẫn đến chảy máu trở lại.
Nên ăn uống như thế nào?
Uống nhiều nước sau phẫu thuật. Không uống đồ uống có cồn, cafein, có ga hoặc nóng trong 24 giờ đầu. Không dùng ống hút trong ít nhất một tuần vì có thể đánh bật cục máu đông khỏi ổ răng.
Chỉ ăn thực phẩm mềm trong 24 giờ đầu tiên. Tránh các thức ăn cứng, dai, nóng hoặc cay
Vệ sinh miệng
Không đánh răng, súc miệng, nhổ quá mạnh hoặc sử dụng nước súc miệng trong 24 giờ đầu tại vị trí nhổ răng. Đặc biệt, cần thao tác nhẹ nhàng gần vết thương, đánh răng nhẹ nhàng và không dùng nước muối khi còn rỉ máu sau khi nhổ răng khôn.
Liên hệ ngay với Nha sĩ trong các trường hợp sau.
Gọi ngay cho nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật miệng nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:
- Khó nuốt hoặc khó thở.
- Chảy máu quá nhiều dù bạn đã thực hiện nghiêm các dặn dò của Nha sĩ.
- Sốt tăng cao sau khi nhổ răng 24 giờ.
- Đau dữ dội và không đáp ứng với thuốc giảm đau.
- Sưng tăng nặng sau hai hoặc ba ngày.
- Mủ xuất hiện trong dich rỉ ra từ ổ răng..
- Tê lưới kéo dài sau khi hết thuốc tê hoặc mất cảm giác
- Máu hoặc mủ trong nước mũi.
Nếu có vấn đề nào bất thường khác hoặc cảm thấy không yên tâm, hãy liên hệ với nha để được tư vấn và chăm sóc đúng cách.=