Có thể nói răng đau răng khôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người gặp phải, cơn đau có thể xuất hiện khi răng khôn bắt đầu mọc hoặc răng khôn bị sâu, chèn ép lên lợi và các răng khác,…Vậy cần làm gì khi bị đau răng khôn? Dành 2 phút để đọc bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến răng khôn, răng số 8 bị đau
Mọc răng khôn
Nếu răng khôn của bạn bị đau, nó có thể đơn giản là chúng đang bắt đầu mọc lên. Khi chúng đâm xuyên qua nướu, nó có thể gây đau, sưng nhẹ và đau nhức.
Răng khôn bị sâu
Do không có khoảng trống nên răng khôn thường mọc ở rất gần các răng lân cận. Không gian chật hẹp này rất khó để làm sạch, nó là vị trí chính cho sâu răng hình thành. Sâu răng phát triển tại các vùng này sẽ gây đau nhức kéo dài.
Răng khôn biến chứng
Nếu răng khôn bị xô lệch hoặc mọc lệch đều có thể gây sưng, đau khi nhai hoặc cắn, đau hàm và khó mở miệng.
Bệnh nướu răng
Bệnh nướu răng có nhiều khả năng hình thành trên răng khôn vì vị trí và không gian của chúng khiến chúng khó làm sạch hơn.
Dấu hiệu nhận biết răng khôn đang đau
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường mọc ở độ tuổi 17 – 25, đôi khi mọc muộn hoặc hoàn toàn không mọc. Răng khôn mọc ở phần sâu nhất của hàm dưới, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Khi mọc sẽ có những triệu chứng như:
Nướu răng sưng tấy
Cũng giống như những chiếc răng khác, việc mọc chiếc răng thứ 8 cũng có thể khiến nướu sưng đỏ. Đối với răng khôn hàm dưới, dấu hiệu này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Còn đối với hàm trên, bạn có thể cảm thấy nướu bị sưng và tấy nhẹ.
Đau nhức
Đau răng là triệu chứng phổ biến nhất. Cơn đau dữ dội hơn so với khi các răng khác mọc lên (ví dụ như răng sữa). Do lúc này xương hàm đã phát triển hoàn thiện và có độ cứng lớn nên khi răng khôn mọc lệch sẽ đau nhức hơn bình thường.
Sốt, khó chịu
Sau một thời gian đau nhức và bị sưng tấy, nhiều người sẽ bị sốt, dù không sốt cao nhưng trạng thái sốt âm ỉ khiến cơ thể mệt mỏi. Răng bị đau khiến bệnh nhân không thể ăn uống thoải mái vì vậy cơn sốt thường kéo dài khiến bệnh nhân suy nhược.
Đau đầu
Khi răng đau các dây thần kinh bị ảnh hưởng kéo lên vùng đầu khiến bệnh nhân bị đau đầu, tạo ra cảm giác thật sự rất khó chịu.
BIẾN CHỨNG VIỆC ĐAU RĂNG KHÔN
Viêm nướu trùm, viêm nhiễm tại chỗ
Khi việc vệ sinh răng gặp khó khăn tại vị trí răng mọc lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, apxe, cứng hàm.Khi tình trạng trên kéo dài khiến vùng xương xung quanh nó bị phá hủy và còn có thể lan sang răng bên cạnh. Nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má,…
Gây u, nang thân răng
Khi bị nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng kèm với túi răng còn sót khi mọc không hoàn chỉnh dẫn đến hình thành u xương hàm như nang thân răng, K xương hàm,…Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tiêu xương hàm dần dần, tăng nguy cơ bị gãy xương hàm.
Gây rối loạn cảm giác và phản xạ
Có nhiều dây thần kinh liên quan tới hàm răng nên khi răng số tám mọc lệch và ngầm gây chèn ép các dây thần kinh. Việc đó dẫn tới dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng bị giảm hoặc không có cảm giác.Đặc biệt có thể gây nên hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt.
5 PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU RĂNG KHÔN HIỆU QUẢ
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là một trong những phương pháp giúp làm giảm đau răng hiệu quả và được nhiều người áp dụng.Cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào một chiếc khăn mềm sau đó chườm lên bên má gần vị trí mọc răng khoảng từ 2-5 phút. Bạn nên thực hiện từ 2-3 lần/ngày thì sẽ giảm sưng đau đáng kể.
Sử dụng chanh tươi
Chanh tươi có chứa hàm lượng lớn Vitamin C và axit nên có khả năng kháng khuẩn cao do đó đây cũng là một phương pháp giảm đau răng khôn hiệu quả.Cách thực hiện: Rửa sạch chanh rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đó, dùng bông y tế thấm nước cốt chanh bôi vào vị trí đau răng khoảng 2 phút là bạn có thể súc miệng bằng nước sạch. Nên áp dụng phương pháp này 1-2 lần/ ngày thì mới đạt hiệu quả
Sử dụng Tỏi
Tỏi có chứa hợp chất ajoene có tính kháng khuẩn cao giúp tiêu diệu và làm giảm cơn đau nhức do răng khôn gây ra.Cách thực hiện: Lấy 1 tép tỏi đập nát và chà nhẹ lên vị trí đau răng, xung quanh nướu. Thực hiện lặp lại 2-3 lần/ ngày đến khi cơn đau răng dịu hẳn.
Súc miệng với nước muối
Đôi khi sự tích tụ của vi khuẩn trong phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp bạn khử trùng khu vực này, từ đó dễ dàng giải quyết vấn đề nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu.Số lần bạn súc miệng mỗi ngày không có tiêu chuẩn chung. Bạn có thể súc miệng 2 – 3 lần một ngày hoặc nhiều hơn, miễn sao bạn cảm thấy cơn đau có xu hướng giảm bớt.
Tới phòng khám nha khoa
Trong quá trình mọc, răng khôn rất dễ bị mọc lệch và gây ra các biến chứng không thể nào lường trước được. Vì vậy, các tốt nhất là bạn nên tìm tới các địa chỉ nha khoa uy tín để khám và chữa trị
CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔNG?
Răng khôn mọc lệch, mọc thẳng gây đau nhức và thậm chí là những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Các bác sĩ nha khoa tại Vinsmile khuyên rằng nên nhổ răng khôn trong những trường hợp sau:
- – Răng khôn mọc lệch gây đau nhức hoặc nhiễm trùng nướu, ảnh hưởng đến xương hàm và các răng bên cạnh.
- – Răng khôn gây viêm, loét nướu.
- – Răng khôn bị dị dạng, quá nhỏ hoặc quá to nên thức ăn bám đầy vào các răng bên cạnh.
- – Răng khôn bị sâu.
- – Răng khôn mọc lệch có thể dẫn đến các biến chứng như đâm vào má và tổn thương xương hàm.
CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN TẠI VINSMILE