Đau nướu răng trong cùng là bị gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới là dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề bệnh lý nha chu. Do đó, việc tìm rõ nguyên nhân sẽ có vai trò nhất thiết đối với quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy cùng Nha khoa Vinsmile tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Dấu hiệu nhận biết đau nướu răng

Trong các trường hợp tình trạng bất thường tại răng miệng, thường gặp nhất là tình trạng sưng nướu răng xảy ra ở những vị trí nằm sâu như răng trong cùng. Người bị bị sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể biểu hiện những dấu hiệu như sau:

  • Tình cờ thấy sưng nướu răng trong cùng ở hàm dưới có hiện tượng viêm đỏ và phù nề, sung huyết hơn
  • Nướu răng chuyển thành màu đỏ sẫm hoặc đỏ tím
  • Xung quanh nướu răng có thể ứ mủ và dịch
  • Răng xung quanh nướu bị sưng có thể bị đau nhức, ê buốt và khó chịu khi ăn
  • Cảm giác miệng có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn phát triển quá mức
  • Đôi khi sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể đi kèm với hiện tượng đau rát cổ họng.
  • Dấu hiệu sưng nướu răng trong cùng hàm dưới

Trồng răng Implant bị lung lay

Mức độ biểu hiện của các triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Vì vậy, một số trường hợp hoàn toàn không bị đau gì hoặc chỉ đau nhẹ nhưng có nhiều người bị đau nhức dữ dội và ảnh hưởng ăn uống, sinh hoạt.

Nguyên nhân đau nướu răng trong cùng

Bạn đang gặp hiện tượng đau nhức răng trong cùng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân. Có thể là do mắc các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng như viêm lợi, viêm quanh răng. Tuy nhiên, nhức răng trong cùng thường là do răng khôn mọc lên gây ra.

Răng khôn mọc

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, chiếc răng mọc ở phía trong cùng của hàm răng, ở độ tuổi trưởng thành khoảng 18 – 25 tuổi. Thông thường, trên cung hàm mỗi người sẽ mọc 4 cái răng khôn, tuy nhiên cũng có người không có chiếc răng khôn nào do dự khuyết thiếu của mầm răng.

Nhưng có một điều mà hầu như khi ai mọc răng khôn cũng đều gặp phải đó chính là hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.

Bởi răng mọc ở tuổi trưởng thành, khi này xương hàm của chúng ta đã cứng chắc và phát triển đầy đủ nên thông thường sẽ không còn đủ chỗ để răng khôn mọc nên sẽ có xu hướng đâm xiên lệch lạc ra chỗ khác hoặc không thể mọc chồi lên được.

Nhưng nếu răng khôn mọc thẳng thì tình trạng nhức răng trong cùng vẫn sẽ xảy ra do nó phải tách mô nướu và trồi ra bên ngoài, ở độ tuổi này nên chúng ta cảm thấy đau nhức nhiều hơn.

Viêm lợi do vệ sinh răng miệng kém

Viêm lợi (nướu) là bệnh lý răng miệng thường gặp nhất. Nướu răng thường bị sưng viêm do cao răng tích tụ nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố. Các độc tố do vi khuẩn bài tiết chính là nguyên nhân tác động khiến lợi bị kích ứng, sưng viêm và chảy máu.

Viêm lợi khi mang thai có nguy hiểm không?

Sâu răng hàm

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có thể là hậu quả do sâu răng hàm, đặc biệt là răng số 7 và số 8. Sâu răng cũng là bệnh nha khoa phổ biến bên cạnh viêm lợi, thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh này do tác nhân vi khuẩn Streptococcus mutans phát triển và bài tiết axit hủy chất khoáng của cao răng. Từ đó tạo một đường cho vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng, tủy răng và gây viêm sưng toàn bộ mô nướu bao xung quanh.

Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là một dạng viêm nhiễm lợi răng chỉ xảy ra ở răng khôn cả hàm trên hoặc hàm dưới. Vì phần lợi này có che phủ một phần của răng, khi răng mọc sẽ kích thích viêm khiến lợi sưng đỏ và đau nhức. Ngoài ra, lợi trùm còn tạo ra những kẽ hở để thức ăn và mảng bám tích tụ làm điều kiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm. Nếu do viêm lợi trùm, tình trạng sưng nướu răng hàm dưới trong cùng sẽ đi kèm với hiện tượng chảy mủ và hôi miệng.

Cung cười lý tưởng

Cách giảm đau nướu răng trong cùng tại nhà

Khi bị đau nhức ở răng hàm, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để khống chế và đẩy lùi cơn đau như sử dụng thuốc, dùng mẹo dân gian hoặc đến cơ sở nha khoa. Dưới đây là tổng hợp những biện pháp khắc phục tình trạng này phổ biến nhất:

Tuy nhiên, các cách chữa đau răng dân gian lại chỉ có tác dụng với những cơn đau nhẹ và mang lại tác dụng giảm đau tạm thời, không thể loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh. Do vậy, áp dụng các phương pháp này, cơn đau nhức răng hàm có thể trở lại bất kỳ lúc nào.

Chườm với đá lạnh

Đá lạnh là thứ luôn có sẵn trong tủ lạnh của mỗi gia đình, bạn có tận dụng để chườm làm dịu đi cơn đau nhức răng hàm, giảm sưng tấy. Hơi lạnh từ đá sẽ làm cho các dây thần kinh quanh khu vực đau bị tê liệt, khiến chúng không truyền tín hiệu đau về não nhờ đó làm gián đoạn cơn đau tạm thời. Biện pháp này rất đơn giản, dễ làm có thể giảm đau nhanh chóng, cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 viên đá già, 1 chiếc túi ni lông, 1 chiếc khăn mỏng.
  • Bọc đá với 1 lớp nilon và bọc khăn ơ bên ngoài, chườm khắp vùng má bên ở bên hàm bị đau trong vòng 10 – 15 phút.

chuom-da-lanh-rang-khon

Lưu ý trong quá trình thực hiện nên di chuyển túi đá theo hình vòng tròn, không áp quá sát vào da có thể dẫn đến bỏng lạnh.

Súc miệng bằng nước muối

Muối là một gia vị không thể thiếu trong bất kỳ căn bếp nào, muối cũng có tính sát khuẩn cao. Trong trường hợp đau nhức dữ dội, bạn có thể pha ngay một cốc nước muối ấm để làm dịu bớt cơn đau nhức, cách thực hiện tương đối đơn giản:

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê muối ăn, 1 cốc nước ấm.
  • Bỏ muối vào nước và khuấy đều cho muối tan hết.
  • Súc miệng bằng dung dịch nước này, có thể ngậm trong vòng 1 – 3 phút ở bên hàm bị đau rồi nhổ đi.

Cách làm này có thể áp dụng hằng ngày sau khi đánh răng, để hỗ trợ làm sạch răng miệng. Nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại bên trong khoang miệng, phòng tránh nguy cơ hôi miệng, các bệnh răng miệng.

Chữa đau nướu răng trong cùng tại cơ sở nha khoa

Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau nhức răng hàm và điều trị triệt để bạn vẫn nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị. Đặc biệt là với những trường hợp đau nghiêm trọng có các biểu hiện như đau kéo dài liên tục trên 5 ngày, đau kèm theo biểu hiện sốt. Tùy vào vấn đề mà bạn đang gặp phải, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp, cụ thể như sau:

Đau do sâu răng

Tùy vào mức độ sâu của răng hàm, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục. Nếu răng chỉ mới có biểu hiện sâu, chưa bị sứt mẻ thì chỉ cần hàn trám lại lỗ sâu là được. Trường hợp sâu răng đã lan tới tủy và khiến cho kết cấu của răng bị phá hủy thì cần tiến hành điều trị tủy, sau đó là trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo toàn răng.

Đau do viêm tủy

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết phần tủy bị viêm, sau đó trám lại răng. Nếu như răng đã bị vỡ, bạn sẽ cần phải bọc răng sứ để đảm bảo khả năng ăn nhai của răng cũng như tính thẩm mỹ.

Đau do mọc răng khôn

Trường hợp mọc răng khôn thì giải pháp tối nhất chính là nhổ bỏ chiếc răng răng này. Điều này không chỉ giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây đau nhức răng hàm mà còn tránh được những hệ lụy nghiêm trọng về sau.

Đau do viêm nha chu

Đối với tình trạng đau răng hàm trên hoặc đau răng hàm dưới do viêm nha chu, biện pháp hiệu quả nhất chính là lấy cạo vôi răng. Theo đó, loại bỏ khả năng sinh sôi của vi khuẩn, kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng tại nhà. Sau khi tình trạng viêm thuyên giảm, hiện tượng đau răng hàm cũng sẽ dần biến mất.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *