“Niềng răng có làm răng yếu đi hay không” đó là câu hỏi chung của rất nhiều người hiện nay? Để có thể giải đáp được vấn đề này hãy cùng nha khoa Vinsmile tìm hiểu bài viết đây.
Niềng răng có làm răng yếu đi.
Theo các bác sĩ chỉnh nha hàng đầu tại Vinsmile thì niềng răng KHÔNG làm răng yếu đi. Bởi vốn dĩ, niềng răng chỉ là kỹ thuật điều chỉnh, sắp xếp lại vị trí răng và không hề xâm lấn tới cấu trúc răng.
Tuy nhiên cũng vẫn có nhiều thống kê cho thấy, có 1 tỷ lệ nhỏ % những người chỉnh nha trên thế giới có thể gặp hiện tượng răng yếu đi sau khi niềng. ( Con số này rất nhỏ có thể nói là hiếm)
Hiểu cách đơn giản thì niềng răng sẽ sử dụng lực cơ học tác động trực tiếp lên thân răng, từ đó ép buộc chân răng phải di chuyển trong xương hàm tới vị trí mà bác sĩ và khách hàng mong muốn. Trong quá trình này, khách hàng có thể cảm thấy bị đau nhức hoặc răng lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy rất nhiều khách hàng lo lắng liệu niềng răng có làm răng yếu đi không?
Những nguyên nhân khiến răng bị yếu sau khi niềng
Hiện nay theo các nhà khoa học, ở những trường hợp gặp hiện tượng răng yếu đi sau khi niềng thì tiêu xương răng hoặc ngắn chân răng là lý do phổ biến nhất:
Tiêu biến chân răng
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, răng yếu đi sau khi niềng có thể là do khách hàng bị ngắn chân răng. Tình trạng này có nguyên nhân được xác định là do yếu tố di truyền.
Trong quá trình niềng răng, khí cụ chỉnh nha sẽ đè nén các mạch máu ở các răng cần sắp xếp. Từ đó một lượng nhỏ chân răng sẽ bị tiêu biến đi. Thông thường cơ thể ngay sau đó sẽ tự sản sinh cơ chế phòng vệ để chống lại hiện tượng tiêu biến chân răng.
Ở những người có mã gen di truyền xấu thì cơ chế này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, làm chân răng bị tiêu biến nhiều hơn người khác. Khi chân răng trở nên ngắn hơn, đồng nghĩa răng cũng có cảm giác yếu đi và dễ lung lay hơn.
Tiêu xương răng
Những người gặp vấn đề về khả năng tái tạo xương hàm cũng có thể gặp hiện tượng răng yếu đi sau chỉnh nha. Bởi khi răng di chuyển tới vị trí mới thì đồng nghĩa chân răng cũng đang di chuyển theo. Khi chân răng di chuyển cũng sẽ phá tan và làm tiêu biến xương hàm trên đường đi của nó.
Ngay sau đó cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế tái tạo xương mới để bù đắp. Ở các trường hợp đặc biệt, nếu tốc độ bù đắp xương chậm sẽ tạo ra hiện tượng răng yếu đi sau niềng.
Bệnh lý nướu răng
Đôi khi nguyên nhân khiến răng yếu sau chỉnh nha là do các bệnh lý răng miệng. Việc khách hàng chăm sóc răng không tốt sẽ dễ dẫn tới các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi,….
Các bệnh lý này thường khiến nướu, lợi bám vào chân răng trở nên yếu hơn. Từ đó bạn sẽ cảm thấy răng trở nên lỏng lẻo và lung lay hơn.
Nguyên nhân từ phía bác sĩ
+ Bác sĩ tính toán sai lực tác động lên răng, tác động lực quá mạnh dẫn đến răng bị lung lay, có thể gây gãy rụng hoặc lực quá yếu dẫn đến thời gian niềng răng lâu, răng dịch chuyển không đúng.
+ Tăng lực kéo và dây chun sớm khi răng mới dịch chuyển mà chưa ổn định lại, việc này gây tổn thương đến xương hàm và dẫn tới tiêu xương
Xem thêm:
- Bảng giá chí phí niềng răng mắc cài sứ
- Nguyên nhân niềng răng xong vẫn xấu và các cách khắc phục hiệu quả
Vậy răng yếu có niềng được không?
Niềng răng tuy rất tốt, lành mạnh và hiệu quả nhưng sẽ yêu cầu người chỉnh nha có hàm răng khỏe, xương răng tốt, nướu không bị bệnh lý.
Vì vậy nếu chưa giải quyết triệt để các vấn đề gây yếu răng thì bạn chưa nên chỉnh nha. Nếu cố gắng thực hiện thì dưới tác động co kéo của khí cụ, bạn sẽ dễ gặp 1 số vấn đề như răng bị nghiêng hay rớt khỏi ổ.
Để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên tới gặp bác sĩ chỉnh nha để được chuẩn đoán và kiểm tra. Từ đó bác sĩ sẽ là người tư vấn cho bạn nên hay không thực hiện chỉnh nha.
Niềng răng rồi mà răng bị yếu phải làm sao?
Tới gặp bác sĩ nha khoa sớm
Đừng cố gắng tra cứu, tìm hiểu cách tự khắc phục răng yếu sau khi niềng, thay vào đó bạn nên liên hệ sớm lại với bác sĩ đã chỉnh nha cho mình.
Bác sĩ là người trực tiếp đã niềng răng cho bạn, do đó có thể sẽ nhanh chóng nắm được nguyên nhân do đâu. Ngoài ra để xác định chính xác nguyên nhân tại sao răng bị yếu đi, thông thường sẽ phải thực hiện chụp X-quang để xem xét tình trạng xương và chân răng.
Nếu đơn thuần chỉ là răng yếu đi do bệnh nướu răng, bác sĩ có thể thực hiện vài thủ thuật điều trị tại nha khoa hoặc kê đơn thuốc cho khách sử dụng tại nhà.
Điều chỉnh là thói quen ăn uống cho người niềng
Trong quá trình chỉnh nha, chân răng sẽ dịch chuyển và trở nên yếu hơn trước khi xương hàm xung quanh được tái tạo lại. Do vậy trong những ngày đầu sau khi siết mắc cài, bạn cần cẩn trọng hơn trong vấn đề ăn uống.
Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể tạo nhiều áp lực lên răng, ví dụ như các món dai, cứng, giòn,… Ngoài ra, bạn nên cắt nhỏ thức ăn hoặc ăn đồ mềm và hạn chế các tác động cắn, xé thức ăn quá mạnh
.
Vệ sinh răng miệng
Thận trọng, kiên trì vệ sinh răng miệng trong quá trình chỉnh nha sẽ giúp bạn ngăn chặn các bệnh lý răng miệng. Một khi đảm bảo răng miệng và nướu lợi khỏe mạnh thì chắc chắn giảm thiểu được tỷ lệ răng yếu đi khi niềng.
Mặc dù tỷ lệ răng yếu đi sau khi niềng là rất nhỏ và nguyên nhân phần lớn cũng do di truyền (khó kiểm soát). Do đó cách tốt nhất để ngăn chặn tối đa khả năng gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín cùng một bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn nhé!