Không giống những chiếc răng thông thường khác, răng khôn là loại răng thường gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu nếu mọc lệch. Một trong những giải pháp để chấm dứt tình trạng đau đớn này đó chính là nhổ răng khôn. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn cũng có nguy hiểm hay không? Những biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng khôn cùng Vinsmile tìm hiểu bài viết dưới đây.
Video bác sĩ tư vấn nhổ răng khôn
Bác sĩ Hoàng Văn Nam giới thiệu nhổ răng khôn có đau không?
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn được biết đến với tên gọi khác là răng số 8 hay răng hàm thứ ba, là chiếc răng mọc muộn nhất ở vị trí trong cùng trên khung hàm. Răng khôn không gặp ở trẻ em mà thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, việc răng khôn mọc sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ dinh dưỡng của từng người.
Không giống như tên gọi, răng khôn đa số thường mọc một cách rất “ngang ngược” gây ra tình trạng đau nhức và khó chịu ở nhiều người, làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống cũng như hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt, trong độ tuổi trưởng thành do khung xương hàm đã phát triển toàn diện và cứng cáp hơn, tình trạng răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm rất hay gặp phải, nhất là gặp ở hàm dưới.
Do đó nhiều người lựa chọn nhổ răng khôn để chấm dứt tình trạng đau nhức kéo dài tuy nhiên những biến chứng nhổ răng khôn để lại là không thể xem nhẹ.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Một số những biến chứng thường gặp
Hội đồng nha khoa chỉ ra rằng nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các dây thần kinh liền kề. Ngược lại, việc nhổ răng khôn sẽ giúp bảo vệ các răng lân cận khỏi những tác động xấu đến từ chiếc răng này, và đảm bảo được chức năng an nhai. Nên bạn hoàn toàn có thể an tâm.
Cùng với đó Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về biến chứng nhổ răng khôn mà nhiều người quan tâm như: biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới, biến chứng sau nhổ răng số 8 hay nhổ răng khôn có biến chứng gì không? Vinsmile sẽ chỉ ra một số biến chứng phổ biến.
Nhiễm khuẩn, viêm lợi trùm
Răng khôn mọc lệch thường gây sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị nướu trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm có mủ, viêm quanh chân răng cấp. Thậm chí viêm răng khôn có thể gây tử vong do nhiễm trùng máu.
U nang xương hàm
Răng khôn mọc lệch còn có thể gây tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh, thậm chí răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm. Nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh.
Sâu răng
Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh gây sâu răng. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Do ở mặt có nhiều thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch chèn ép các dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Mặt khác, răng khôn có thể gây ra hội chứng giao cảm: đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.
Vỡ bản trong xương hàm dưới hoặc vỡ lỗ củ xương hàm trên
Phương pháp nhổ răng khôn kiểu thủ công truyền thống với lực nhổ răng quá mạnh có thể dẫn tới vỡ xương hàm dưới hoặc vỡ lỗ củ xương hàm trên. Hậu quả dẫn tới sưng, đau nhức, chảy máu kéo dài sau nhổ.
Xem thêm: Phương pháp nhổ răng không đau bằng máy sóng siêu âm Piezotome
Thủng xoang hàm trên
Là tai biến nặng nề nhất do nhổ răng hàm trên. Bởi xoang hàm trên là một cấu trúc rỗng, nằm tương đối sát các chân răng 6, 7 và rất sát chân răng số 8, chỉ cách một bản xương mỏng. Trong những trường hợp nhổ răng thô bạo có thể làm vỡ bản xương này. Gây thông xoang – miệng (thủng xoang hàm) rất nguy hiểm. Nhằm tránh tai biến này, việc chụp x-quang toàn hàm là rất cần thiết. Đồng thời, cần lựa chọn phương pháp nhẹ nhàng.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc có nên nhổ 4 răng khôn cùng một lúc hay không?
Sốc phản vệ
Xảy ra trong quá trình nhổ răng, có thể đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm gặp. Quy trình nghiêm ngặt tại các cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp loại bỏ nguy cơ này .
Ngộ độc thuốc tê
Thuốc tê là một loại thuốc thiết yếu được dùng rộng rãi trong y khoa bao gồm nhổ răng khôn. Hầu hết trường hợp đều an toàn. Nhưng đòi hỏi kỹ thuật viên phải sử dụng đúng liều lượng, phương pháp,… Ngược lại, nồng độ thuốc tê trong máu vượt ngưỡng sẽ dẫn tới ngộ độc thuốc tê. Biểu hiện, bệnh nhân run giật toàn thân, da nổi vân tím toàn thân, co giật toàn thân, khó thở.
Những biến chứng khác
– Ngoài những biến chứng kể trên thì việc nhổ răng khôn còn dẫn đến nhiều tai biến khó lường như: áp se lợi do sót chân răng, chảy máu,…
Trên đây là toàn bộ những biến chứng nhổ răng khôn thường gặp phải ở người mới nhổ răng. Những biến chứng này không hẳn xuất hiện hết ở tất cả các trường hợp nhổ răng khôn, tuy nhiên mọi người cần lưu ý về mức độ tổn thương cũng như tình trạng sau nhổ răng khôn để phát hiện và phòng tránh kịp thời các rủi ro không đáng có về sức khỏe răng miệng.
Cách phòng tránh biến chứng do nhổ răng khôn
Lựa chọn địa chỉ phòng khám uy tín
– Phần lớn trường hợp nhổ răng khôn gặp biến chứng đều do thực hiện ở những phòng khám kém chất lượng, không có đầy đủ máy móc, điều kiện vô trùng, hạn chế về phương pháp và tay nghề đội ngũ bác sĩ. Do đó, để tránh các rủi ro, bạn nên đăng ký tiểu phẫu này ở các bệnh viện lớn, uy tín, được nhiều người phản hồi tốt.
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
– Bạn cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ. Từ việc khai đầy đủ thông tin sức khỏe, thuốc đang sử dụng với bác sĩ, chuẩn bị tâm lý trong lúc nhổ đến chăm sóc hậu phẫu, những điều cần kiêng để vết thương mau lành.
Nếu có biến chứng đến ngay gặp bác sĩ
– Sau nhổ răng khôn không nên chủ quan. Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Cụ thể như: đau nhức liên tục trong 24 giờ, chảy máu tươi, người run, khó chịu, ngất xỉu...
VinSmile là một trong những cơ sở nha khoa Nhổ răng khôn số 1 Bắc Ninh với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trình độ chuyên môn trên 10 năm kinh nghiệm. Đến với Nha Khoa VinSmile, bạn không chỉ được trải nghiệm trình độ tay nghề, sự tận tâm của bác sĩ cũng như chế độ chăm sóc khách hàng trước và sau khi thực hiện dịch vụ mà còn được trải nghiệm hệ thống trang thiết bị hiện đại và tân tiến khiến cho việc loại bỏ răng khôn trở nên nhẹ nhàng, an toàn và không để lại biến chứng.
Video quy trình nhổ răng khôn 7 bước chuẩn nha khoa
Một số những câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân của các biến chứng nhổ răng khôn?
Trước hết có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên những biến chứng sau khi nhổ, đó là nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thân.
Nguyên nhân tại chỗ: xuất phát trực tiếp từ vị trí nhổ răng: Chóp chân răng bị gãy hoặc sót lại các tổ chức hạt, Giãn mạch máu do sự biến đổi của thành mạch khiến răng, Chảy máu màng xương hoặc niêm mạc do đứt mạch máu lớn
Ngoài ra, nguyên nhân của các biến chứng nhổ răng khôn còn do trình độ tay nghề yếu kém và thiếu chuyên môn của bác sĩ thực hiện.
Nguyên nhân toàn thân: liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: đông máu, giảm tiểu cầu, Hemophilia,thiếu vitamin…
Các trường hợp cần nhổ răng khôn
Một số những trường hợp nên nhổ răng khôn
- Răng mọc lệch hàm làm cho răng cận kề bị đau và giảm chức năng nhai.
- Hàm bị tổn thương do có u nang xung quanh răng khôn.
- Răng mọc lệch làm xô lệch cả hàm.
- Xảy ra nhiễm trùng thường xuyên ở các mô mềm sau chân răng trong cùng.
- Có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh.
- Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh.
- Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng.