Bạn không biết cách đếm và đọc hàm răng? Bạn hoang mang khi răng của mình gặp vấn đề nhưng không biết tên gọi của chúng? Đếm và đọc hàm răng đúng cách là kiến thức cơ bản về nha khoa bạn nên biết để có thể biết được tên gọi của răng gặp vấn đề, biết bản thân có bị thiếu hụt răng hay không. Từ đó đưa ra phương hướng khắc phục và quản lý sức khỏe răng miệng tốt hơn.
1. Con người có tất cả bao nhiêu răng?
Trước khi biết cách đếm và đọc hàm răng cần tìm hiểu về các loại răng trên cung hàm để có cái nhìn tổng quan hơn. Mỗi người đều có 2 bô răng trong đời ( răng sữa & răng vĩnh cửu).
1.1 Răng trẻ em ( răng sữa)
Như mọi người được biết, trẻ em sinh ra không có răng, răng sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi trở lên và sẽ mọc dần đến khi đủ 20 chiếc, mỗi hàm 10 chiếc . Đây là răng được gọi là răng sữa
Đến khi 5 tuổi trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn.
Xem thêm:
Chi phí nhổ răng sữa cho trẻ là bao nhiêu? Địa chỉ nhổ răng sữa uy tín
1.2 Răng người trưởng thành ( răng vĩnh cửu)
Người trưởng thành sẽ có số răng tiêu chuẩn là 32 cái răng . Còn được gọi là răng vĩnh viễn, với 16 chiếc cho hàm trên và 16 chiếc ở hàm dưới. Sau 18 tuổi, hàm răng sẽ trở nên dần ổn định, thường trong thời gian này răng khôn chưa mọc nhưng trên hàm hết chỗ trống, nhiều khả năng răng khôn sẽ bị mọc lệch mọc ngầm, dấn đến việc cần nhổ răng khôn để giúp việc vệ sinh răng miệng tốt hơn và giảm các đau đớn do răng khôn gây ra. Chính vì lý do này, nhiều người sẽ có số răng là 28-31 cái răng.
2. Phân loại nhóm răng và chức năng từng loại
Để biết cách đếm và đọc hàm răng đúng cách và dễ dàng hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nhóm răng chính của hàm. Bao gồm 4 nhóm răng chính: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn
2.1 Răng cửa
Răng cửa có 8 chiếc răng cho cả 2 cung hàm, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới. Có vị trí ở phía trước cung hàm nên là răng có thể dễ dàng quan sát nhất khi nói, cười hé môi. Răng có hình dạng như chiếc xẻng, rìa cắt sắt bén như một công cụ để cắt, xé thức ăn đưa vào miệng
2.2 Răng nanh
Răng nanh có tổng cộng là 4 chiếc răng cho 2 cung hàm. Là răng có vị trí ở góc, là răng phân cách giữa nhóm răng cửa và răng hàm. Một số người có răng nanh mọc lệch, chếch ra trước thì được gọi là “răng khểnh”. Răng có hình ngọn giáo nhọn và sắc có chức năng giữ và xé thức ăn
2.3 Răng hàm nhỏ
Có 8 răng hàm nhỏ cho cả 2 cung hàm. Khác với răng nanh và răng cửa, thường răng hàm nhỏ sẽ có kích thước to hơn, có hình dạng lập phương, mặt cắn phẳng, trên mặt răng được chia thành 2 định đều và nhọn. Có vị trí kế răng nanh, với chức năng chình là để xé, nghiền nhỏ thức ăn
2.4 Răng hàm lớn
Có tổng 8 răng hàm lớn trên 2 cung hàm ( trong đó có 4 răng khôn), đây là những răng có kích thước to nhất trong cung hàm. Tương tự như răng hàm nhỏ, hình dạng răng hàm lớn cũng có hình lập phương hoặc hình dáng phức tạp hơn, mặt nhai có các múi răng, các múi răng là điểm nhô lên trên bề mặt nhai của răng. Răng hàm lớn có vị trí mọc sát cạnh răng hàm nhỏ, là những chiếc răng có vị trí mọc ở bên trong cũng của cung hàm. Đẩm nhiệm vai trò chính trong việc nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt thức ăn xuống dạ dày.
Xem thêm:
3. Cách đếm và đọc hàm răng đúng cách
3.1 Cách đếm răng trên cung hàm
Với 32 chiếc răng ta chia làm 4 cung hàm
Để đếm một cách dễ hơn ta lấy răng cửa làm móc đếm. Từ răng cửa, đếm từng răng một về phía sau bạn sẽ biết số thứ tự các răng của mình.
Ví dụ: Ta muốn đếm răng hàm trên phía bên phải, ta lấy vị trí giữa của 4 răng của hàm trên làm móc đếm, ta sẽ có răng cửa đầu là răng số 1, răng cửa bên phải kế răng số 1 được gọi là răng số 2, răng nanh kế tiếp răng số 2 sẽ được gọi là răng số 3, tương tự răng kế tiếp sẽ là răng số 6,7,8. Áp dụng tương tự cách đếm với cung hàm bên trái và hàm dưới
3.2 Đọc hàm răng đúng cách
Khi bạn đã nắm được cách đếm răng đúng cách thì việc đọc răng sẽ trở nên vô cùng dễ dàng, chỉ cần theo công thức:
R + cung hàm (số thường) + thứ tự răng
Trong đó:
- R là viết tắt của chữ răng
- Cung răng chính là 1-2-3-4 tuần tự từ phải sang trái từ trên xuống dưới
- Thứ tự răng chính là từ 1-8 từ ngoài vào trong.
Ví dụ:
- Răng thứ 3 hàm trên bên trái có cách đọc là: R23
- Răng thứ 6 hàm dưới bên phải có cách đọc là: R46
- Răng thứ 5 hàm trên bên phải có cách đọc là: R15
Mong rằng những thông tin về phân loại nhóm răng, cách đếm và đọc hàm răng trên đây sẽ mang lại cho bạn những kiến thức cơ bản về răng miệng để có thể quản lý tốt hơn về vấn đề sức khỏe răng miệng. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề tình trạng sức khỏe răng miệng, bạn có thể liên hệ với ngay Nha Khoa VinSmile
Có thể bạn quan tâm: Răng khôn có bắt buộc phải nhổ không? Những lưu ý khi nhổ răng khôn