Răng khôn có bắt buộc phải nhổ không? Những lưu ý khi nhổ răng khôn

Răng khôn có bắt buộc phải nhổ không? Đây là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều người có ý định nhổ răng khôn. Tuy nhiên, răng khôn rất thường hay có trường hợp mọc lệch, mọc ngầm gây cảm giác khó chịu, đau đớn. Cũng có những giả thiết rằng nhổ răng khôn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sức khỏe răng miệng, tuổi thọ…. Nên đã hình thành mối e ngại, nhiều người không biết có nên nhổ răng khôn hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Những dấu hiệu cho thấy răng khôn đang mọc?

Những dấu hiệu cho thấy răng khôn đang mọc
Những dấu hiệu cho thấy răng khôn đang mọc

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 là răng cối lớn thứ 3, mọc sát vách hàm và nằm cạnh răng số 7. Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng khôn mọc trong độ tuổi từ 17 đến 30.

Sở dĩ, răng khôn mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, tại thời điểm này xương hàm đã phát triển ổn định và trở nên cứng hơn, nên răng khôn dễ bị mọc ngược về phía xương hàm, mắc kẹt dưới nướu gây nên nhiều phiền toái.

Xem thêm:

Phương pháp nhổ răng không đau bằng máy sóng siêu âm Piezotome

Những dấu hiệu sau đây sẽ báo hiệu cho bạn biết răng khôn đang mọc:

  • Sưng lợi: Đây là dấu hiệu được thấy phổ biến nhất. Lý do là do là vì răng khôn là răng mọc sau cùng, có kích thước to chen chút dưới nướu hoặc bị kẹt bên dưới nướu, không mọc thắng lên được. Sưng lợi rất ảnh hưởng đến khả năng nhai và gây cảm giác đau nhứt, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày
  • Sưng má: Những răng khôn moc thằng hoặc mọc lệch sẽ gây hiện tượng sưng lợi thông thường, nhưng với trường hợp răng khôn mọc và đâm thẳng vào răng số 7 hoặc nhiễm trùng có thể khiến lợi sưng to hơn bình thường, từ đó mạch máu cũng sưng to và gây sưng má.
  • Sốt và đau nhứt đầu: Khi răng khôn chưa có độ ổn định nên có thể khi răng mọc bạn sẽ sốt nhẹ do khi mọc răng khôn nhiệt độ cơ thể chúng ta tăng lên, cùng với đó là những cơn đau nhức cũng khiến thân nhiệt của bạn nóng hơn bình thường.

2. Răng khôn có bắt buộc phải nhổ không?

Bạn nên thăm khám tại các nha khoa uy tín để có câu trở lời chính xác nhất. Tùy vào từng trường hợp răng mà sẽ xem xét có nên nhổ răng khôn hay không. Vậy trường hợp nào nên nhổ răng? Trường hợp nào không nên nhổ?

2.1 Trường hợp nên nhổ răng khôn

Trường hợp nên nhổ răng khôn
Trường hợp nên nhổ răng khôn
  • Răng mọc lệch, chèn ép vào răng số 7 gây hiện tượng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng
  • Răng khôn bị viêm nha chu, sâu răng
  • Răng mọc lệch làm xô lệch cả hàm
  • Răng khôn có hình dạng bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh
  • Xuất hiện nang hay u có nguyên nhân do răng khôn.
  • Các biến chứng sưng, đau, nhiễm trùng do việc mọc răng khôn lặp đi lặp lại.
  • Nhổ răng khôn để phục vụ việc chỉnh nha hoặc làm phục hình.

2.2 Trường hợp không nên nhổ răng khôn

  • Răng khôn mọc thẳng, không gây ảnh hưởng đến răng số 7
  • Răng khôn không có sự bất thường về hình dạng.
  • Mắc một số chứng bệnh như máu khó đông, tim mạch, tiểu đường,…
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như dây thần kinh, xoang hàm

3. Biến chứng xảy ra khi nhổ răng khôn

Thật ra nhổ răng khôn không nguy hiểm như bạn nghĩ, nó chỉ là thủ thuật khá đơn giản và được thực hiện rất nhanh chóng. Nhưng cần phải được sử lý với nha sĩ lành nghề, có kinh nghiệm, nên bạn cần lựa chọn những nha khoa đáng tin cậy để hạn chế tối đa tổi thương và cảm giác đau đớn

Một số biến chứng phổ biến xảy ra khi nhổ răng khôn:

  • Chảy máu trong thời gian dài: Thường xảy ra ở nững người mắc chứng rối loạn đong máu. Ngoài ra còn do quá trình thực hiện thủ thuật nhổ răng không hoàn chỉnh, thiếu xót nên gây chảy máu trong thời gian dài. Càng kéo dài càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe răng miệng
  • Sưng đau: Tình trạng sưng cũng khá phổ biến khi mởi nhổ răng khôn, sẽ xảy ra vào 2-3 ngày đầu sau khi nhổ răng sau đó sẽ giảm dần. Thường sưng sẽ đi kèm với đau nên bạn có thể làm giảm tình trạng này bằng cách uống thuốc giảm đau theo toa, chườm lạnh để giảm sưng đau.
  • Nhiễm trùng: Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng là do dụng cụ nha khoa không được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Nhiễm trùng sẽ gây đau nhức ảnh hưởng đến việc ăn uống, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, sẽ làm hình hành những bệnh lý khác về răng miệng, nghiêm trọng hơn sẽ gây nhiễm trùng máu
  • Tổn thương dây thần kinh: Răng khôn có vị trí mọc rất phức tạp, sẽ khó khăn hơn so với nhổ những răng khác. Nếu kỹ thuật của nha sĩ không tốt sẽ gây nên những tổn thương cho dây thần kinh. Trong tình huống này người bệnh sẽ có cảm giác tê hoặc ngứa ở nướu, môi, cằm, lưỡi. Nghiêm trọng hơn nữa là sẽ xuất hiện các cơn đau kéo dài.

4. Những lưu ý khi nhổ răng khôn

Để việc nhổ răng khôn trở nên thuận lợi hơn thì bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Theo đúng hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ nha khoa
  • Uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian do bác sĩ chỉ dẫn.
  • Kiểm soát chảy máu sau khi nhổ răng. Nếu trường hợp máu vẫn còn chảy mãi, không cầm được thì ngay ập tức liên hệ với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
  • Hạn chế hút thuốc sau khi nhổ răng khôn
  • Tái khám định kì để kiểm tra và theo dõi vết thương
  • Lựa chọn nha khoa uy tín để có thể nhổ răng khôn an toàn

Để được tư vấn chi tiết hơn về nhổ răng khôn cũng như phương pháp điều trị thì bạn có thể liên hệ với Nha Khoa VinSmile theo địa chỉ dưới đây:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *