[Tư vấn] Đang mang thai có niềng răng được hay không?

Quá trình niềng răng gần như không xâm lấn, yêu cầu phẫu thuật hay phải sử dụng thuốc nên phụ nữ mang thai có thể cân nhắc. Tuy nhiên tuyệt đối tránh các hoạt động như chụp X-quang, lấy cao răng, nhổ răng… vì có thể tác động đến thai nhi và cũng là đối tượng có khả năng chịu ảnh hưởng xấu từ việc niềng răng cao hơn người bình thường. Do vậy cần phải được bác sĩ chỉnh nha có kinh nghiệm thăm khám và tư vấn cụ thể. Vậy có nên niềng răng khi mang thai không? Hãy cùng Nha Khoa Quốc Tế VinSmile tìm hiểu nhé.

 
Có nên niềng răng khi mang thai không?
Có nên niềng răng khi mang thai không?

1.Khi mang thai có niềng răng được không?

Theo các bác sĩ, chị em hoàn toàn có thể niềng răng khi mang thai. Bởi kỹ thuật chỉnh nha chỉ tác động lên răng giúp răng di chuyển về vị trí tiêu chuẩn chứ không hề xâm lấn, yêu cầu phẫu thuật hay phải sử dụng thuốc.

Nhưng phụ nữ mang thai vẫn là đối tượng có khả năng chịu ảnh hưởng xấu từ việc niềng răng cao hơn người bình thường nên cần phải cân nhắc kỹ.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI ĐÂY

2.Niềng răng có ảnh hưởng đến mang thai không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha bằng các khí cụ niềng như dây cung, mắc cài về đúng vị trí trên cung hàm. Răng được di chuyển từ từ và không bị xâm lấn hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Niềng răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Niềng răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Quá trình niềng răng thường kéo dài ít nhất 1 năm và phải thường xuyên đến phòng khám nha khoa để tái khám cũng như điều chỉnh lực siết của dây cung nên vấn đề khó chịu khi ăn uống khi mới gắn mắc cài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là khoảng thời gian nhạy cảm phải đặc biệt lưu ý để có thể niềng răng an toàn.

Trong 3 tháng đầu mang thai: Thăm khám và nhận tư vấn từ Bác sĩ để xem xét đưa ra các chỉ định niềng răng, gắn khí cụ, chụp X-quang, nhổ răng… phù hợp.

  1. Trường hợp sức khỏe của thai phụ không được tốt, ốm nghén quá nặng, sự phát triển của phôi thai không ổn định… Bác sĩ sẽ tạm dừng điều trị chỉnh nha để thai phụ điều dưỡng sức khỏe.
  2. Trường hợp sức khỏe thai phụ tốt, em bé khỏe mạnh và đảm bảo an toàn, Bác sĩ có thể cân nhắc lực siết răng nhẹ nhàng, lưu ý vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng cho thai phụ, hạn chế tuyệt đối việc dùng thuốc…

Lưu ý

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi mang thai đang niềng răng thì không chụp phim, lùi thời gian nhổ răng hoặc tạo lực siết răng quá mạnh sau ba tháng đầu đeo mắc cài bởi bất kỳ những vấn đề phát sinh nào ảnh hưởng đến cơ thể của người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

3.Có nên niềng răng khi mang thai?

Quyết định niềng răng khi mang thai vẫn có khả năng tuy nhiên Bác sĩ khuyên thai phụ nên cân nhắc. Thời gian mang thai trung bình khoảng 9 tháng, trong khi niềng răng kéo dài từ 1 đến 3 năm. Do đó, trong quá trình mang thai có ý định niềng răng thì nên cân nhắc đợi đến khi sinh em bé được 6 tháng hãy bắt đầu niềng răng.

Xem thêm:

4. Những ảnh hưởng xảy ra nếu niềng răng khi mang thai?

Niềng răng được đánh giá là an toàn đối với phụ nữ mang thai nhưng vẫn có khả năng gặp phải một vài bệnh lý nếu niềng răng trong thời gian mang thai:

4.1 Viêm nướu

Khi mang thai, hệ nội tiết trong cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều và ảnh hưởng đến răng miệng như tình trạng lợi trở nên nhạy cảm hơn hay tăng sự hình thành mảng bám trên răng.
Ngoài ra, các khí cụ chỉnh nha có mắc cài sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng cũng như làm sạch mảng bám dễ khiến phụ nữ mang thai bị viêm nướu viêm lợi.

4.2 Men răng dễ bị mòn

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà mức độ ốm nghén trong thai kỳ cũng khác nhau. Vì vậy, mỗi khi nôn nghén acid trong dịch nôn sẽ tiếp xúc với răng và nếu không được làm sạch hoàn toàn thì men răng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

4.3 Tăng cân ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha

Đa số phụ nữ khi mang thai đều tăng cân. Khi đó xương hàm cũng như nướu cũng sẽ thay đổi và ảnh hưởng tới phác đồ điều trị ban đầu.

5. Khí cụ chỉnh nha thích hợp với niềng răng khi mang thai

Lựa chọn khí cụ chỉnh nha cũng là vấn đề cần quan tâm nếu quyết định niềng răng khi mang thai. Hiện tại có hai loại khí cụ chỉnh nha chính bao gồm:

  • Niềng răng mắc cài: Đây là phương pháp cần cân nhắc bởi nguy cơ khó vệ sinh và dễ mắc bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu. viêm nha chu,… khiến nướu bị chảy máu và cảm giác khó chịu hơn người bình thường gấp 2 hay 3 lần.
Niềng răng trong suốt là lựa chọn tốt nhất cho niềng răng khi mang thai
Niềng răng trong suốt là lựa chọn tốt nhất cho niềng răng khi mang thai
  • Niềng răng khay trong suốt: Đây là phương pháp tốt nhất cho phụ nữ mang thai muốn niềng răng vì giải quyết được vấn đề về tính thẩm mỹ và dễ dàng tháo ra lắp vào nên rất tiện lợi mỗi khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

6. Những lưu ý của niềng răng khi mang thai

Quá trình niềng răng khi mang thai nên lưu ý các vấn đề dưới đây để kết quả niềng răng đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé yêu.

6.1 Cách chăm sóc răng

Vệ sinh răng bằng cách dùng chỉ nha khoa hàng ngày và chải răng 2 lần/ ngày thật cẩn thận để làm sạch bề mặt răng, đảm bảo không còn những mẩu thức ăn bị mắc kẹt trong mắc cài và dây cung. Bên cạnh đó, khuyến khích dùng bàn chải điện dành riêng cho trường hợp niềng răng khi mang thai.

6.2 Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai khi niềng răng 

Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp
Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp

Khi mang thai, cần bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết.

  • Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm dẻo hay cứng cũng như thực phẩm nhiều đường như kẹo, socola, bỏng ngô.
  • Bổ sung trái cây, rau quả, thực phẩm từ sữa giàu canxi, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh như dầu ô liu,… cũng như bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống tốt cho em bé và cả niềng răng khi mang thai.

6.3 Thăm khám đúng lịch hẹn

Thăm khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi quá trinh mang thai khi niềng răng
Thăm khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi quá trinh mang thai khi niềng răng

Cần tuân thủ đúng lịch hẹn với bác sĩ trong quá trình niềng răng sẽ giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe răng miệng toàn diện mà còn có thể giúp bác sĩ phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình niềng răng khi mang thai.

Tại sao nên lựa niềng răng khi mang thai tại Nha khoa Quốc tế VinSmile?

Nha khoa Quốc tế VinSmile luôn thấu hiểu những lo lắng của khách hàng trong quá trình niềng răng. Vì vậy, chúng tôi luôn cam kết chất lượng niềng răng đạt đủ các tiêu chuẩn về an toàn và hiệu quả.

Đội ngũ y bác sĩ gỏi tại Vinsmile
Đội ngũ y bác sĩ gỏi tại Vinsmile

Đội ngũ bác sĩ của VinSmile có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực hiện thành công hàng ngàn ca niềng răng và không ngừng học hỏi cũng như nâng cấp tay nghề. Nhờ vậy mà quy trình niềng răng tại Nha khoa Quốc tế VinSmile không chỉ nhanh chóng mà còn rất an toàn với độ chính xác cao.

Nếu quý khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề niềng răng, đừng ngần ngại liên hệ hoặc đến trực tiếp phòng khám của chúng tôi để được bác sĩ tư vấn nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *