Phụ nữ mang thai và sau sinh hormone thay đổi so với lúc bình thường nên tình trạng viêm răng khôn sẽ dễ xảy ra hơn. Vi khuẩn, thức ăn tích tụ có ảnh hưởng đến vùng nướu bao xung quanh răng khôn, vùng nướu này sẽ dễ bị viêm, sưng và đau. Vậy đang cho con bú có nên nhổ răng khôn không? Hãy cùng nha khoa Vinsmile tìm hiểu bài viết dưới đây..
Đang cho con bú có nhổ răng được không?
Theo như bác sĩ nhổ răng “Đỗ Duy Toàn“ Phụ nữ đang cho con bú hoàn toàn có thể nhổ răng khôn. Tuy nhiên mẹ bầu cần phải đảm bảo mạnh khỏe và không mắc các bệnh lý nền.
- Các bệnh lý cấp tính bao gồm viêm nướu, viêm quanh thân răng, cuống răng,… cầm phải được điều trị khỏi mới có thể nhổ răng khôn. Nếu thực hiện trong thời kỳ mắc bệnh thì có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
- Người đang mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng khôn.
- Người mẹ mắc bệnh động kinh, tâm thần cũng cần tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi nhổ răng.
Các trường hợp mẹ cho con bú nên nhổ răng khôn?
Răng khôn có thể mọc lệch, mọc thẳng và mọc ngầm. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và không ảnh hưởng gì đến hàm hoặc những chiếc răng còn lại thì không cần phải nhổ bỏ. Thế nhưng, khi gặp phải những trường hợp sau đây thì dù có đang cho con bú, mẹ cũng cần phải tới gặp nha sĩ để loại bỏ ngay chiếc răng khôn của mình:
– Răng khôn mọc lệch khiến mẹ bị sưng tấy và cảm thấy đau nhức dữ dội.
– Răng khôn mọc chèn lên răng hàm ở bên cạnh, khiến các răng khác phải chen chúc nhau làm lệch hàm và thay đổi cấu trúc hàm.
– Răng khôn mọc và bị nhiễm trùng, khiến mẹ bị sốt.
– Răng khôn mọc sâu trong cùng của hàm nên thức ăn thường bị mắc ở trong đó và khó có thể lấy ra được. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì có thể mắc các bệnh liên quan tới răng miệng.
– Răng khôn bị viêm tủy, sâu nặng hoặc viêm nha chu.
Những điều cần chú ý khi nhổ răng khôn với người đang cho con bú
Tiểu phẫu
Quá trình tiểu phẫu nhổ răng khôn sẽ cần sử dụng thuốc gây tê để không cảm thấy đau. Thuốc tê có thể có trong sữa của bạn, bạn cần trao đổi với bác sĩ nhổ răng một cách chi tiết để có kế hoạch phù hợp. Ngoài ra bạn cũng nên cho em bé bú trước khi gây tê và có thể vắt sữa để giành cho bé. Sau khoảng 6 đến 10 tiếng sau nhổ răng bạn có thể cho em bé bú lại như bình thường.
Uống thuốc sau nhổ răng
Khi bạn đang nuôi con bú nha sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc gồm kháng sinh, kháng viêm, và giảm đau ít hoặc không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Bạn cũng nên cho em bé bú trước khi uống thuốc để hạn chế tác dụng của thuốc vào sữa nếu có.
Nghỉ ngơi
Sau khi nhổ răng có thể bạn sẽ thấy mệt mỏi đôi chút, bạn cần nghỉ ngơi để sức khỏe có thể hồi phục sau nhổ răng nhanh chóng.
Chế độ ăn phù hợp
Chế độ ăn sau nhổ răng rất quan trọng vì lúc này có thể bạn sẽ khó ăn nhai như bình thường nhưng vẫn phải đảm bảo lượng sữa cho em bé. Bạn cần chuyển sang ăn những đồ ăn mềm, dễ nuốt, không cần nhai nhiều nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng cho cả bạn và bé.
Những đồ ăn mềm lỏng như cháo, súp, bún, phở hay các thực phẩm nấu nhuyễn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Tránh những đồ ăn quá nóng khiến bạn khó chịu hoặc những đồ dai cứng khiến bạn phải nhai nghiền nhiều không tốt cho quá trình cầm máu và lành thương.
Xem thêm: Đau răng khôn phải làm như thế nào? 7 Cách giảm đau hiệu quả
Nhổ răng khôn cho mẹ bỉm sữa ở đâu an toàn?
Với thế mạnh về cơ sở vật chất, tay nghề chuyên môn bác sĩ cũng như ứng dụng kỹ thuật nhổ răng hiện đại, an toàn. Hiện nay, Nha khoa Vinsmile được biết đến là địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chi phí hợp lý, thực hiện nhổ răng an toàn, chính xác.