Răng sữa sẽ mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, tuy nhiên mỗi trẻ lại có một lịch mọc răng sữa khác nhau, đôi lúc khiến cho bố mẹ bối rối về việc này. Vì vậy, việc tìm hiểu các thông tin về răng sữa ở trẻ là điều vô cùng cần thiết. Hôm nay bố mẹ hãy cùng Vinsmile bảo vệ sức khỏe răng miệng ở trẻ nhé!
1. Răng sữa là gì?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ nhưng chỉ là một loại răng mọc tạm, sẽ dần rụng đi và được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Răng sữa sẽ bắt đầu khi trẻ được 5-7 tháng tuổi và sẽ tiếp tục mọc hoàn chỉnh cho đến khi bé được 26 – 30 tháng tuổi.
2. Ở trẻ có bao nhiêu chiếc răng sữa? Trình tự thay răng sữa:
Thông thường mỗi đứa trẻ sẽ có 20 chiếc răng gồm 10 chiếc răng sữa hàm dưới và 10 chiếc răng sữa hàm trên. Việc thay răng sữa sẽ bắt đầu từ năm 6-12 tuổi. Tuy nhiên việc này vẫn có thể diễn ra sớm hơn khoảng 4-5 tuổi hoặc trễ hơn là 7-8 tuổi. Nhưng nếu bé nhà bạn quá 8 tuổi không chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho việc thay răng sữa thì hãy lập tức đưa trẻ đến các trung tâm phòng khám uy tín để được tư vấn kịp thời.
Biểu hiện của việc thay răng sữa là chân răng sẽ lung lay và nhanh chóng rụng đi một cách tự nhiên “nhường chỗ” cho chiếc răng vĩnh viễn sẽ nhanh chóng mọc sau đó. Lúc này, chỉ cần mẹ để ý sẽ thấy trình tự thay răng sữa của trẻ. Tuy nhiên, hàm trên và hàm dưới sẽ có trình tự hơi khác một chút, cụ thể là:
- Răng cửa giữa hàm dưới: 6-7 tuổi.
- Răng cửa giữa và răng cửa bên của hàm trên: 7 tuổi.
- Răng cửa bên hàm dưới: 7-8 tuổi.
- Răng cối hàm trên: 11-12 tuổi.
- Răng cối hàm dưới: 9-10 tuổi.
- Răng nanh hàm trên: 10-11 tuổi.
- Răng nanh hàm dưới: 11-12 tuổi.
3. Không nhổ răng sữa có sao không?
Thông thường các chiếc răng sữa sẽ tự rụng do răng vĩnh viễn chồi lên khiến cho chân răng sữa yếu. Nhưng vẫn tồn tại trường hợp răng sữa không tự rụng đi dẫn đến răng vĩnh viễn bị mọc lệch, người ta thường gọi là răng khểnh, gây mất thẩm mỹ và gây khó khắn cho việc nhai thức ăn sau này của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi tình hình sức khỏe răng miệng của con trẻ thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
[BẬT MÍ] Tiểu phẩu răng khôn có đau không, giá bao nhiêu ?
Dấu hiệu nhận biết răng hô ở trẻ em và những lưu ý khi niềng răng hô cho trẻ
4. Những điều mẹ cần lưu ý trong quá trình thay răng sữa của trẻ.
4.1 Theo dõi sự phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn
Việc này giúp phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường như: răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn đã mọc, răng vĩnh viễn mọc lệch,…gây mất thẩm mỹ và cũng như kịp thời đưa bé đến các phòng khám chữa trị. Nếu có thể các bậc phụ huynh nên mang bé khi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên dê phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
4.2 Tuyệt đối không nhổ răng sữa khi chúng chưa lung lay.
Để làm được điều này bố mẹ nên thường xuyên nhắc nhở con không tự ý nhổ răng sữa khi chưa đến thời điểm lung lay, tránh tình trạng chân răng bị nhiễm trùng,… Nếu khó khăn trong việc nhổ răng sữa của con, phụ huynh có thể mang con đến với các phòng khám nha khoa uy tín để nhận được sự giúp đỡ
4.3 Nhắc bé đánh răng mỗi ngày.
Để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh, bố mẹ cần nhắc nhở bé đánh răng vào buổi sáng và buổi tối để ngăn ngừa sâu răng đặc biệt là các răng vĩnh viễn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chọn cho bé những loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi và tình trạng răng miệng. Thời gian đánh răng mỗi lần nên là 2-3 phút, sau khi đã đánh răng trẻ có thể sử dụng thêm nước súc miệng hoặc có thể súc miệng bằng nước muối để răng được bảo vệ tốt hơn.
4.4 Thường xuyên thăm khám các phòng khám nha khoa uy tín:
Những biện pháp tự nhổ răng tại nhà có thể diễn ra thuận lợi nếu ba mẹ có kinh nghiệm trong việc nhổ răng ở trẻ. Nhưng những rủi ro là điều chúng ta không lường trước được, vì vậy việc đưa trẻ đến với các phòng khám uy tín, chất lượng như Nha khoa quốc tế VinSmile là một điều vô cùng cần thiết. Tại phòng khám có những bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, cùng với hệ thống máy móc hiện đại đem đến cho mọi người một nụ cười tỏa sáng.