Bạn đang phân vân nhổ răng cấm giá bao nhiêu tiền, có đắt không? Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nhổ răng cấm! Để có thể tìm hiểu hãy cùng Vinsmile tìm hiểu bài viết dưới dây của chúng tôi!
Răng cấm là gì?
Răng cấm ( hay còn gọi răng hàm số 6, 7) là một nhóm các răng hàm đảm nhận vai trò chủ lực trong chức năng ăn nhai, sinh hoạt của người bình thường. Thời điểm mọc răng cấm từ khoảng 6 – 8 tuổi.
Răng cấm này có nhiều mối liên hệ mất thiết với hệ thống dây thần kinh xoang hàm nên không thể nhổ bỏ một cách tùy tiện vì có thẻ ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của người bệnh.
Bạn nên phân biệt rõ răng cấm và răng khôn (răng hàm số 8), mọc lên sau cùng ở hai bên cung hàm ở độ tuổi 17 – 21 tuổi, đi kèm với các dấu hiệu sưng tấy, đau nhức.
Phân biệt giữa răng cấm và răng khôn
Một vài trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc kẹt,…gây ảnh hưởng đến các răng lân cận gây sâu răng, viêm lợi, nhiễm trùng. Để phân biệt răng cấm và răng khôn, bạn có thể tham khảo bảng sau đây:
Chỉ tiêu | Răng Cấm | Răng Khôn |
Thời gian mọc | 6 – 7 tuổi | 17 – 25 tuổi |
Vị trí | Nằm ở giữa răng số 5 và 7 | Nằm ở trong cùng của cung hàm |
Chức năng | Giữ chức năng ăn nhai và chịu lực chính của toàn hàm | Không có chức năng gì nổi bật |
Nguy cơ bệnh lý | Như các răng khác trên cung hàm | Nguy cơ cao do mọc lệch, khó vệ sinh… |
Cách xử lý | Bảo tồn răng thật tối đa | Có thể nhổ bỏ nếu muốn |
Chỉ định khi mất răng | Cần trồng răng giả càng sớm càng tốt | Không cần phục hồi cũng được |
Những trường hợp cần phải nhổ răng cấm
Như đã đề cập đến ở trên, răng cấm là một trong những chiếc răng nắm chức năng ăn nhai quan trọng, có thể nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày từ đó khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bởi mọc ở vị trí khá khuất, lại thường khó vệ sinh nên răng cấm có nguy cơ sâu răng cao. Về lâu dài, không chỉ khiến bạn bị đau nhức răng, suy giảm ăn uống mà còn dẫn đến những bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bên cạnh đó, răng cấm cũng dễ gặp phải các vấn đề như: Nhạy cảm với nhiệt độ, áp xe răng, viêm nha chu, sâu nứt răng, viêm xoang, nghiến răng…
Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên phương án bảo tồn răng với những trường hợp răng bị sâu trong phạm vi có thể can thiệp được.
Tuy nhiên, ở trường hợp răng bị sâu quá nghiêm trọng hoặc răng cấm gặp các vấn đề kể trên thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ. Do đó, để xác định được chắc chắn mình có cần nhổ răng cấm hay không thì bạn nên đến nha khoa để bác sĩ có thể kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng cụ thể, từ đó xác định được phương hướng điều trị phù hợp.
Một số trường hợp bác sĩ khuyên nhổ răng cấm:
- Răng cấm bị sâu nặng, gãy hơn 2/3 thân răng, tạo lỗ lớn, chân răng yếu, lung lay nhiều.
- Răng cấm đã chữa tủy, nhưng vẫn tái phát nhiều lần, có nguy cơ ảnh hưởng các răng lân cận.
- Răng chấn thương, va đập mạnh gây sứt mẻ lớn, không thể giữ lại răng.
- Răng cấm bị viêm nhiễm, mưng mủ, viêm quanh chóp răng diện rộng,.. không thể điều trị được nữa.
- Răng cấm mọc lệch, moc ngầm gây đau nhức, sưng tấy, không nắm giữ chức năng nào khác trên cung hàm.
Chi phí nhổ răng cấm là bao nhiêu?
Chi phí nhổ răng cấm giá bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ độ uy tín của nha khoa, công nghệ thực hiện nhổ răng hay số lượng răng cần điều trị sẽ có các mức giá dao động chênh lệch.
Trường hợp mắc phải | Nhổ răng thường | Nhổ bằng máy Piezotome |
Nhổ răng cấm hàm trên hoặc dưới | 500.000 – 1.000.000 | 800.000 – 3.000.000 |
Nhổ răng cấm bị sâu | 600.000 – 1.200.000 | 800.000 – 3.000.000 |
Hàn răng | 500.000 |
Nhổ răng cấm thông thường hay nhổ chân răng sẽ có chi phí tương đối rẻ, mức giá cố định được niêm yết 500.000vnđ/ răng. Đây được xem là kỹ thuật nhổ răng đơn giản, không cân tác động nhiều đến nướu và xương hàm.
Nhổ răng cấm ở mức độ khó với các răng khôn thường sẽ có chi phí cao hơn từ 1.500.000vnđ – 2.500.000vnđ/răng, ở các răng nhiều chân răng và hướng răng mọc phức tạp sẽ đòi hỏi tay nghề bác sĩ và sự kết hợp của các trang thiết bị nha khoa tân tiến.
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá nhổ răng cấm
Thường thì mức giá nhổ răng cấm chỉ mang tính tham khảo, tại mỗi nha khoa sẽ có những định giá chuyên biệt cho dịch vụ này. Thường các yếu tố ảnh hưởng tới việc nhổ răng cấm giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào:
Tình trạng răng của mỗi người
Chi phí nhổ răng cấm còn phụ thuộc vào tình trạng răng thực tế của mỗi người, nếu hướng răng khôn mọc khó hay ảnh hưởng răng hàm số 7 mắc bệnh lý sâu răng, viêm tủy sẽ cần điều trị dứt điểm, phát sinh thêm chi phí.
Công nghệ điều trị nhổ răng
Công nghệ điều trị nhổ răng cũng làm cho mức giá nhổ răng có những khoản phí chênh lệch ở mỗi nha khoa.
Khi áp dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, với các bước sóng siêu âm sẽ giúp làm đứt dây chằng nha chu nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho người bệnh, so với công nghệ nhổ răng truyền thống.
Tay nghề bác sĩ nha khoa
Việc nhổ răng khôn muốn diễn ra an toàn phụ thuộc lớn vào tay nghề bác sĩ. Bởi hướng mọc răng khôn ở nhiều vị trí sẽ có mức độ phức tạp khác nhau. Ở những trường hợp khó đòi hỏi bác sĩ thực hiện giàu kinh nghiệm, tay nghề cao hơn để hạn chế các tổn thương mạch máu, dây thần kinh.
Như vậy, vấn đề ở đây chúng ta không nên quan trọng nhổ răng cấm giá bao nhiêu tiền mà cần tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị sẽ tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra tốt hơn.
Khi nào phải nhổ răng cấm?
Tất cả các răng cấm trên cung hàm đều có hệ thống liên kết chặt chẽ tạo nên độ ổn định cho cả xương hàm. Ngoài chức năng ăn nhai thì chúng đều giúp nâng cao tính thẩm mỹ.
Chỉ nên nhổ răng cấm khi không thể giữ lại được nữa trong tình trạng răng quá bị tổn thương nặng. Thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng cấm trong các trường hợp sau:
Quy trình nhổ răng cấm tại Vinsmile
Thông thường quá trình nhổ răng cấm thường được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y Tế, bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn cụ thể
Đầu tiên, bệnh nhân cần được thăm khám, chụp phim nhằm kiểm tra tình trạng răng miệng cụ thể, thông qua kết quả X- quang, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu buộc phải nhổ bỏ cần phải tiến hành kiểm tra các thông tin liên quan, tiền sử bệnh lý nhằm đảm bảo ca nhổ răng diễn ra an toàn.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Trước khi tiến hành nhổ răng, cần phải vệ sinh răng miệng và gây tê nhằm giúp hạn chế các cơn ê buốt, đau nhức, giúp quá trình điều trị diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Bước 3: Tiến hành nhổ bỏ răng
Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị nha khoa chuyên dụng để lấy răng ra khỏi cung hàm, tình trạng răng mọc phức tạp sẽ dùng công nghệ hiện đại cắt chân răng ra để dễ dàng lấy răng ra hơn.
Sau đó, khâu lại bằng các chỉ nha khoa tự tiêu hoặc chỉ y tế để lành thương nhanh hơn. Bạn sẽ được cắn chặt bông gạc để cầm máu nhanh chóng.
Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc và hẹn lịch tái khám
Để hoàn tất quá trình điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc răng miệng cũng như kê toa thuốc kháng sinh, kháng viêm giúp giảm đau, sưng viêm tại nhà.
Bạn nên tuân thủ các cách chăm sóc sau khi nhổ răng cũng như dùng thuốc theo toa đúng liều lượng sẽ giúp hồi phục trở lại. Tái khám cắt chỉ sau 1 tuần sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe cụ thể hơn.
Nhổ răng cấm xong có phải trồng lại không?
Bạn bắt buộc phải trồng lại răng cấm sau khi nhổ. Răng cấm chính là chiếc răng đầu tiên, nằm ngay cạnh răng tiền hàm. Bởi vì nắm giữ chức năng ăn nhai quan trọng nên một khi đã nhổ, lực nhai giảm sút đáng kể. Hơn nữa, khi bị mất răng, xương hàm tại vị trí này sẽ không còn được kích thích phát triển bởi lực nhai hằng này nên sẽ bị tiêu dần đi.
Các phương pháp trồng lại răng cấm sau nhổ!
Hiện tại có 3 phương pháp trồng răng cấm giả. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm và thời gian thực hiện khác nhau.
Phương pháp làm cầu răng sứ
Theo phương pháp này, 2 răng bên cạnh chiếc răng cấm được mài, làm nhỏ lại để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ với nhiều răng giả gắn liền nhau. Để thực hiện phương pháp này, yêu cầu những chiếc răng làm trụ phải chắc khỏe. Thông thường mất 1 răng sẽ làm 3 răng.
Có một lưu ý rằng, vì cần phải mượn lực nâng đỡ từ những răng bên cạnh nên cầu răng sứ không được chỉ định trong trường hợp mất răng số 7, mất nhiều răng liền kề và mất răng toàn hàm.
Trồng răng tháo lắp
Răng tháo lắp là răng nhựa dùng để khôi phục lại thân răng đã mất. Khung hàm được chế tác bằng kim loại, nhựa có chức năng nâng đỡ răng giả. Hàm giả có 2 loại, toàn phần và bán phần. Nếu mất một chiếc răng, sử dụng phương pháp hàm giả bán phần.
Phương pháp này dễ tháo lắp, vệ sinh nhưng không chắc chắn, lỏng lẻo. Hoạt động nhai lâu ngày răng giả dễ tác động tới nướu gây viêm nướu.
Cấy ghép implant
Ngoài 2 phương pháp trồng răng vừa kể trên thì còn có kỹ thuật cấy ghép răng Implant tối ưu nhất hiện nay. Phương pháp nha khoa này được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện và nhiều người sử dụng. Cấy ghép Implant là kĩ thuật đặt trụ Implant vào xương hàm. Sau 2-3 tháng để trụ Implant tích hợp, bám chắc chắn thì bác sĩ sẽ gắn răng sứ cố định lên trên, khớp nối giữa trụ và răng là Abutment.
Trụ Implant được cấu tạo từ Titanium, hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng, biến chứng cho răng. Răng Implant tồn tại độc lập, mất răng nào trồng lại răng đó, không ảnh hưởng đến những chiếc răng thật bên cạnh.
Nha khoa Vinsmile hiện nay với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn sâu, vững tay nghề, điều trị thành công hàng ngàn trường hợp khác nhau. Cùng với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị chuyên sâu hiện đại, đảm bảo an toàn, chuẩn xác, hạn chế xâm lấn, thẩm mỹ tối đa.