Trên thực tế, những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể “tàn phá” sức khỏe răng miệng gián tiếp dẫn đến tình trạng viêm nướu (hay viêm lợi) ở bà bầu. Viêm lợi dễ dàng nhận thấy thông qua các biểu hiện gồm sưng lợi, đau lợi, chảy máu chân răng và hôi miệng từ tháng thứ 2 của thai kỳ và kéo dài tới 6 tháng sau sinh. Bài viết này sẽ giúp các bà mẹ bổ sung thêm những kiến thức hữu ích để tả lời chho câu hỏi “Viêm lợi khi mang thai có nguy hiểm không?”
1. Những biểu hiện và lý do bị viêm lợi khi mang thai
Viêm lợi là một trong những vấn đề phổ biến mà phụ nữ mang thai phải đối mặt vào khoảng tháng thứ 2 và thứ 8 của thai kỳ và trở nên nghiêm trọng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể thai phụ nữ trở nên “nhạy cảm”, dễ dàng mắc các bệnh răng miệng, làm lợi dễ bị kích thích và viêm sưng hơn.
Biểu hiện: Lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu, nhất là khi mẹ bầu đánh răng cùng với dấu hiệu của hôi miệng, ngứa và đau lợi.
Viêm lợi khi mang thai được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Lợi đột nhiên bị sưng tấy và dễ chảy máu nhưng răng vẫn bám chắc trong chân răng. .
- Giai đoạn cuối: Nếu không được điều trị đúng cách khi lợi bị viêm trong thời gian dài sẽ khiến cho lớp lợi bên trong, xương hàm bị xô vào sau và tạo ra một lỗ hổng ở chân răng. Chính những lỗ hổng ấy là nơi tích tụ thức ăn thừa giúp vi khuẩn sinh sôi gây tình trạng nhiễm trùng chân răng. Lợi sưng viêm lâu dần gây đau nhức, sưng má khó chịu và hôi miệng.
Một trong các nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị viêm lợi khi mang thai chính là sự thay đổi nội tiết tố làm lượng máu trong cơ thể tăng lên 30-50%. Ngoài ra, viêm lợi còn xuất phát từ:
- Thay đổi về hormone: Đây là nguyên nhân đầu tiên gây hiện tượng viêm lợi khi mang thai. Vào tháng thứ 2 của tam cá nguyệt thứ nhất, hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây ra tình trạng viêm nướu đi kèm các biểu hiện như đau răng, chảy máu nướu răng khi vệ sinh răng… Ở tháng thứ 7 và 8 có thể sẽ trở nặng và giảm dần vào tháng cuối của thai kỳ.
- Thay đổi về hệ miễn dịch: Tâm sinh lý của thai phụ có nhiều sự thay đổi về cách ăn uống cùng một số thói quen sinh hoạt. Từ đó, hệ miễn dịch bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển nhanh hơn trong khoang miệng của thai phụ. Điều này sẽ làm thay đổi độ pH và môi trường hóa học dẫn đến viêm lợi.
- Thay đổi về canxi: Trong quá trình mang thai, nhu cầu bổ sung các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, phải bổ sung canxi cho thai nhi khỏe mạnh tránh tình trạng thiếu canxi ở người mẹ, răng sẽ trở nên xốp hơn và làm dễ dàng bị sâu răng.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều sản phụ phải chịu đựng tình trạng ốm nghén nặng dẫn đến nôn mửa hay cảm giác thèm ăn đồ chua hoặc đồ ngọt… Vì việc này mà vi khuẩn có hại phát triển mạnh kèm theo việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo làm gia tăng tình trạng viêm lợi. Khi nôn ói nhiều, thức ăn cùng với dịch vị tiêu hóa và axit sẽ trào ngược lên thực quản trong khi axit có ở dạ dày mang tính chất hoạt động hóa học rất mạnh làm ảnh hưởng xấu đến các tế bào niêm mạc. Đồng thời, khi loại axit này tiếp xúc vào răng và nướu thì làm cho men răng bị mòn đi và gây ra hiện tượng răng viêm lợi ê buốt. Đặc biệt, dung nạp nhiều thức ăn chứa glucose dễ dàng gây sâu răng trong thời kỳ mang thai.
2. Viêm lợi khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào khẳng định viêm lợi khi mang thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Do đó, không cần phải quá lo lắng khi gặp phỉa tình trạng trên vì đây chỉ là dấu hiệu của sức khỏe răng miệng mà mẹ bầu cần phải lưu ý.
Viêm lợi nên được điều trị kịp thời để bệnh không chuyển sang giai đoạn nặng hơn là viêm nha chu. Vì khi đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một số chuyên gia cũng cho rằng tình trạng viêm nha chu có thể liên quan đến nguy cơ như :
- Sinh non
- Bé nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn
- Các biến chứng của thai kỳ như tiền sản giật
Có thể viêm lợi không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng, đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của thai phụ đang không tốt. Viêm lợi khi mang thai là một vấn đề khá phổ biến và có hướng điều trị dễ dàng. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều rất cần thiết khi mang thai.
3. Lời kết
Thông qua những thông tin trong bài viết trên, hi vọng rằng mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi viêm lợi khi đang mang thai có nguy hiểm hay không. Do đó, chú ý chăm sóc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và khám nha khoa định kỳ trong giai đoạn mang thai.
Nếu có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và thăm khám kịp thời. Nha Khoa Quốc tế VinSmile – Bắc Ninh luôn sẵn sàng phục vụ bạn!