Răng khôn bị sâu là vấn đề không ai mong muốn xảy ra, lúc này người bệnh sẽ bị sưng đau rất khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, và có thể nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến các hệ thần kinh trong răng. Vậy khi gặp tình trạng này thì phải làm thế nào, nên nhổ hay nên trám? Và chi phí nhổ răng khôn đắt hay rẻ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của nha khoa Vinsmile
Răng khôn bị sâu thì phải làm như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu?
Khi răng khôn bị sâu ở giai đoạn đầu, chúng ta sẽ khó có thể nhận biết vì chúng nằm sâu trong cung hàm. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì về sau tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn làm lây nhiễm đến các răng hàm bên cạnh. Vậy làm sao để biết răng khôn bị sâu?
Khi răng khôn bị sâu sẽ có các triệu chứng như sau:
- Cảm thấy đau hoặc nhạy cảm ở phần nướu
- Nướu mềm hoặc sưng
- Nướu sưng đỏ hoặc chảy máu
- Chất dịch màu trắng rỉ xung quanh răng
- Hơi thở hôi và mùi vị khó chịu trong miệng (thường là vị kim loại)
- Đau, sưng hàm và hàm cứng
- Khó khăn trong việc cử động miệng, khi nói chuyện và thậm chí là thở
Tất cả những dấu hiệu trên báo hiệu rằng chiếc răng khôn của bạn đang bị tổn thương hoặc nhiễm trùng cần được đến nha khoa xử lý kịp thời.
Một số nguyên nhân dẫn tới răng khôn bị sâu
Răng khôn được mọc cuối cùng của hàm, và thường ở vị trí trong cùng và sâu nhất của khoang miệng. Và nằm cạnh các răng có chức năng nhai trong cung hàm và khi mọc sẽ thường xảy ra tình trạng mọc lệch, mọc xô và mọc chen chúc nhau.
Cũng chính vì chúng mọc ở khu vực phía trong cùng, khá hẹp trong khoang miệng nên việc vệ sinh khá khó khăn. Những mảng bám thức ăn lâu ngày không được loại bỏ vệ sinh dần dần trở thành cao răng. Từ đó, những vi khuẩn trú ngụ trong cao răng sẽ tấn công men răng dẫn đến sâu răng.
Răng khôn bị sâu nên nhổ hay trám? Có nên nhổ hay không
Tùy vào tình trạng răng sâu mà bạn có thể lựa chọn phương pháp nhổ hay trám răng. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình nhổ răng, hoặc trám răng khôn được diễn ra an toàn, hiệu quả và mất ít thời gian nhất
Một số phương pháp xử lý răng khôn phổ biến:
Phương pháp thực hiện | Trường hợp | Đơn giá |
Gel Florua | Nếu bạn đang bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ dùng gel Florua để hỗ trợ tăng cường men răng. | 200.000 |
Trám răng | Răng khôn đã xuất hiện những lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp trám răng. Phương pháp này có hơi ê buốt do đó mà bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám răng. | 500.000 |
Nạo Tủy | Nạo tủy răng là phương pháp được áp dụng nếu sâu răng đã xâm nhập vào bên trong tủy răng. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh cho nên phương pháp này sẽ gây khó chịu với nhiều người. | 800.000 |
Nhổ bỏ răng | khi răng đã bị hư hỏng quá nặng và có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận thì buộc bác sĩ phải nhổ bỏ răng này. Việc này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. | 2.000.000 ( Chỉ từ 1.000.000 tại Vinsmile) |
Video nhổ răng khôn bị sâu của Vinsmile
Răng khôn bị sâu có nguy hiểm hay không?
Ảnh hưởng răng xung quanh
Khi răng khôn bị sâu, những vi khuẩn từ ổ sâu này sẽ lan đến những răng hàm bên cạnh và có thể gây ra tình trạng sâu răng “trên diện rộng”. Ở giai đoạn đầu khi mới bị sâu răng, vi khuẩn tấn công vào lớp men răng. Tuy nhiên, về lâu về dài thì các vi khuẩn này bắt đầu xâm nhập vào bên trong tủy – nơi tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Hậu quả là các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ bị mất răng ngày càng cao hơn.
Suy giảm sức khỏe răng miệng
Tình trạng răng khôn bị nhiễm trùng có thể khiến vi khuẩn lây lan khắp cơ thể và ảnh hưởng đến các hệ cơ quan và sức khỏe tổng thể, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Ngoài ra, việc răng số 8 bị sâu cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa gây ra các vấn đề như đau dạ dày, sa dạ dày… Nguyên nhân chính là vì răng số 8 bị sâu có thể khiến bạn không thể nhai thức ăn một cách bình thường nên dẫn đến việc nhai không kỹ, biếng ăn.
Anh hưởng đến cuộc sống thường ngày
Khi chiếc răng hàm này bị sâu, bạn sẽ phải chịu đựng những cơn ê buốt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ hằng ngày và kéo theo đó là hiệu suất công việc có thể bị giảm sút. Ngoài ra, bạn có thể có sự thay đổi trong tính cách như khó chịu, cáu gắt làm giảm đi chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ.