Mất răng hàm có bị hóp má không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Trường hợp mất răng hàm tuy không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng nó sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng miệng, nên khắc phục tình trạng này sớm nhất có thể. Vậy cách khắc phục hiệu quả tình trạng này là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Răng hàm là răng nào?
Thông thường người trưởng thành sẽ có 28 đến 32 chiếc răng trong đó có 20 răng hàm. Răng hàm hay còn được gọi là răng cối gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Số thứ tự của các răng hàm sẽ là từ 4 – 8. Trong đó:
- Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ) gồm 8 chiếc, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới.
- Răng hàm (răng cối) gồm 12 chiếc (bao gồm răng số 6, 7, 8). Với 6 chiếc mỗi hàm, trong đó nhổ răng khôn – răng số 8 cũng được coi là răng hàm.
Cần lưu ý rằng răng hàm số 6 và số 7 là hai vị trí răng chúng ta cần hết sức quan tâm. Vì đây đều là hai răng vĩnh viễn không trải qua quá trình thay răng sữa, có chức năng vô cùng quan trọng cắn, xé ,nhai, nghiền nát thức ăn, trộn đều với các men trong nước bọt, trước khi vào bên trong cơ thể, giữ vai trò cấu tạo nên tính hài hòa, cân đối, thẩm mỹ của khuôn mặt.
2. Mất răng hàm có bị hóp má không?
Mất răng hàm có bị hóp má không? Câu trả lời là CÓ. Có một số bệnh nhân hiểu sai rằng mất răng hàm sẽ không ảnh hướng đến thẩm mỹ vì vị trí của nó là nằm trong cùng hàm nhưng đây là một sai lầm tai hại.
Trên thực tế, Vùng má trên gương mặt được cấu tạo sự liên kết chặc chẽ với nhau giữa các khối cơ và được lấp đầy bởi hệ thống răng và xương hàm giúp má đầy đặn và căng hơn.
Đối với vấn đề mất răng hàm có bị hóp má không thì chắc chắn sẽ gặp ảnh hưởng. Khi bạn bị mất đi một đơn vị răng trên cung hàm ổ chân răng trống, không gian được tạo ra, cho phép các răng dịch chuyển. Các ổ trống cũng làm suy yếu mô xương, cuối cùng dẫn đến các mô xương bị phá vỡ và hao mòn. Vì không còn các mô xương nâng đỡ các khối cơ như trước dãn đến gương mặt bị hóp má, các cơ chảy xẹ, khiến gương mặt lão hóa và một số hệ lụy khác
3. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng hàm
- Bệnh lý răng miệng: việc mất răng hàm là hậu quả của việc viêm nướu, sâu răng, viêm tủy,… khi không chửa trị kịp thời
- Chấn thương: trong quá trình chấn thương đã làm hỏng răng, gãy răng
- Chế độ ăn uông không hợp lý: chế độ dinh dưởng không hợp lý dẫn đến thiếu canxi, kali. Răng sẽ trở nên suy yếu, lung lay, không khỏe mạnh dễ dẫn đến tình trạng mất răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: răng hàm là răng có nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn nên tiếp xúc rất nhiều với thức ăn, nếu không vệ sinh đúng cách và đều đặn sẽ rất dễ bị mất răng hàm.
- Răng khôn ( răng số 8) mọc lệch: gây ảnh hưởng đến răng hàm kế bên,làm răng kế bên bị sâu, bị viêm. Nếu nghiêm trọng phải nhổ bỏ răng khôn, gây tình trạng mất răng hàm
- Do tuổi cao, lúc này răng đã bị lão hóa do lớp men bị bào mòn trong suốt quá trình ăn nhai. Lão hóa răng làm răng không chắc khỏe như trước nên việc mất răng là không thể tránh khỏi.
- Do sự thay đổi hoocmon: sự thay đổi nội tiết tố làm chân răng bị suy yếu, từ đó dẫn đến nguy cơ mất răng cao. Sự thay đổi hoocmon thường xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh.
4. Những biến chứng khác khi mất răng hàm
Ngoài hệ lụy mất răng hàm bị hóp má thì mất răng hàm còn các hệ lụy khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề sức khỏe
- Rối loạn khớp cắn: do các răng khác sẽ có xu hướng đỗ nghiêng về khoảng trống mất răng hàm
- Suy giảm chức năng nhai: vì răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, khi mất răng hàm sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, dẫn theo gặp vấn đề về tiêu hóa và quá trình hấp thụ dinh dưỡng
- Khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng: Thức ăn rất dễ vướng vào khoảng trống mất răng, đây là nguyên nhân gây nên tình trạng hôi mệng, sâu răng, ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng
- Tiêu xương hàm: xương hàm ở vị trí mất răng sẽ dần dần tiêu biến, dẫn đến việc thay đổi cấu trúc xương hàm, không những thế, các xương hàm kế cận cũng bị ảnh hưởng, gây nguy hại cho răng kế bên. Trình trạng tiêu xương kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng
5. Các giải pháp tối ưu khắc phục hiệu quả tình trạng mất răng hàm
Mất răng hàm là vấn đề răng miệng nên được điều trị sớm, vì răng hàm rất quan trọng trong quá trình ăn nhai và hậu quả nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị vấn đề này. Dưới đây là 2 cách tiêu biểu để khắc phụ triệt để vấn đề mất răng hàm
5.1 Làm răng sứ bắt cầu
Làm răng sứ bắc cầu hay còn được gọi là cầu răng sứ. Đây là phương pháp khá hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng hàm với chi phí hợp lý
Ưu điểm:
-
Phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai
-
Tuổi thọ cầu răng sứ cao: từ 10 đến 15 năm
-
Chi phí bắc cầu răng sứ thấp: giá cả rẻ hơn Implant, có thể lựa chọn chất liệu răng kim loại hoặc toàn sứ, loại răng phù hợp với chi phí và nhu cầu của bản thân.
-
Thời gian thực hiện nhanh chóng từ 3 – 5 ngày
Nhược điểm:
- Các răng thật dùng làm trụ để mang răng mất sẽ bị mài nhỏ đi trong kỹ thuật làm cầu dẫn
- Răng trụ có thể phải được chỉnh sửa như chữa tủy, làm thấp đi,…để phù hợp với yêu cầu của một răng trụ.
- Việc chọn răng làm trụ cũng đòi hỏi những yêu cầu rất nghiêm ngặt về chất lượng răng trụ nên không phải trường hợp mất răng nào cũng làm được cầu răng sứ.
- Nếu khoảng mất răng quá dài, các răng mất có vai trò ăn nhai chính thì cầu răng sứ không phải là một lựa chọn hoàn hảo.
5.2 Cấy ghép Implant
Cấy ghép implant là phương pháp tối ưu khi bị mất răng hàm lâu năm, đặc biệt là các bệnh nhân bị tiêu xương hàm, xương hàm mỏng… không thể khắc phục bằng những phương pháp trồng răng truyền thống.
Ưu điểm:
- Khả năng nhai và thẩm mỹ như răng thật, khả năng giống 100%
- Cấy ghép răng không đau như mài răng: Vì cảm giác của bệnh nhân ở lợi và niêm mạc, nên cấy ghép đa phần là chỉ có cảm giác nặng nặng vị trí cấy.
- Không ảnh hưởng đến phát âm
- Không cần mài răng bên cạnh: Do đó không mượn lực răng bên cạnh nên tồn tại độc lập, không bị tình trạng như cầu răng đó là hỏng 1 trụ cầu dẫn đến hỏng trụ bên cạnh.
- Không bị tiêu xương hàm
- Răng cấy ghép có thể tồn tại suốt đời.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Chi phí để cấy ghép Implant khá cao. Do đó nhiều người không thể đủ điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài, cũng như những hiệu quả vượt trội cả về thẩm mỹ và chức năng thì nó hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.
- Độ khó kỹ thuật cao: cần đội ngũ Bác sỹ chuyên nghiệp, vậy nên cần tìm đến các nha khoa uy tín để có thể đảm bảo phục hồi răng miệng hiệu quả
- Rào cản về công nghệ, máy móc thiết bị: Cấy ghép răng Implant cần phải trang bị thiết bị công nghệ hiện đại được cập nhật để đảm bảo tính chính xác, sự an toàn và thành công trong suốt quá trình cấy ghép Implant. Chỉ những nha khoa uy tín mới có đầu tư máy móc và công nghệ hiện đại, bạn cần lựa chọn đúng nha khoa có chất lượng tốt.
- Thời gian thực hiện kéo dài: Tuy phẫu thuật cấy ghép implant chỉ tốn từ 5-10 phút/ 1 răng nhưng thời gian chờ đợi xương hàm hòa hợp và bám chắc vào chân răng implant khá lâu. Có thể từ 3 tuần hoặc lên đến 3 tháng tùy theo thể trạng của từng người.
Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề tình trạng mất răng hàm cũng như phương pháp điều trị thì bạn có thể liên hệ với Nha Khoa VinSmile